Wednesday, September 27, 2006

31 năm rồi Việt Nam chúng ta vẫn nghèo hèn.Tại sao?

LongĐiền 2006

Là những người Việt hằng quan tâm đến Đất Nước Quê Hương,dù bạn là người Việt đang sống trong nước hay ở Hải Ngoại,dù bạn là người tôn thờ chủ nghỉa Cộng Sản hay bạn là người yêu chưông Tự Do Dân Chủ đôi khi chúng ta cùng có những suy tư ,so sánh hiện tình Đất Nước với các nứơc láng giềng cùng cảnh ngộ để tìm hiểu trong cùng một bối cảnh lịch sử là những nước Châu Á chấm dứt chiến tranh ,cùng kêu gọi mọi công dân góp phần khôi phục đất nước chúng ta đã tiến hành ra sao và hậu quả thế nào sau 20,30 năm tái thiết.

Sau đây là những yếu tố tương đồng và dị biệt giửa Nhật và Việt sau chiến tranh:

1) Tổng Kết thiệt hại sau chiến tranh :
-Nhật : Được xem là nước bị thiệt hại nặng nề trong cuộc Đệ Nhi Thế Chiến ,sau nhiều cuộc dội bom cường tập của Đồng Minh và kết thúc bằng 2 quả bom nguyên tử vào 2 thành phố Nagasaki và Hiroshima tháng 8 -1945 [1] . Thiệt hại có thể nói là rất nặng nề,nhiều thành phố gần như bị tiêu hủy do bom đạn ,các xí nghiệp phục vụ chiến tranh là mục tiêu ném bom hủy diệt,Về nhân mạng thì gồm có từ 2.200.000 đến 3 .000.000 người tử thương.Hàng trăm ngàn thương binh từ khăp các chiến trường Đông Dương,Phi Luật Tân và trên nội địa, đáng kể nhất là hâu quả cho hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử.Là nước bại trận ngoài công việc lo tái thiết đất nước còn phải bồi thường chiến phí cho phiá Đồng Minh,nặng nề nhất là tâm lý người dân đau buồn tủi nhục,nhiều người đã tự sát.vì sự bại trận.
Việt : Được xem là nước thắng trận ,thắng 1 cường quốc hùng mạnh nhất toàn cầu!Nhưng hậu quả nặng nề sau khi đảng Cộng Sản huy đông toàn dân trường kỳ kháng chiến ,tiêu thổ kháng chiến , đốt phá nhà cưả ,tài sản ,xí nghiệp v.v… gọi là chiến dịch “Vườn khộng nhà trống”Cuộc chiến Việt Nam kéo dài quá lâu : 30 năm (1945-1975) .Miền Bắc chịu nhiều thiệt hại nề nhân mạng trong đệ nhị thế chiến 1945,kế tiếp là Đảng Cộng Sản kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1945-1954) sau khi Hồ Chí Minh đồng ý cho Pháp trở lại VNmà không cần nổ súng.Kế tiếp là sau vài năm tạm đình chiến thì Cộng Sản huy dộng người và của tấn công Miền Nam , khởi sự vào năm 1960 sau khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được Miền Bắc dựng nên ,khởi động cuộc chiến Nam Bắc mà mỗi bên có sự yễm trợ súng đạn của Mỹ và Đồng Minh, còn bên kia nhận viện trợ ồ ạt súng đạn , tiền bạc của Liên Sô và Trung Quốc.Tài liệu giải mật gần đây cho thấy sự có mặt đông đảo của Hồng Quân Trung Quốc tại Điện Biên Phú 1954 và trong cuôc chiến 1954-1975.[2] .
2) Cách thức thực hiện tái thiết sau chiến tranh:

-Nhật :Nhật Hoàng và toàn dân Nhật nhận sai lầm khi tiến hành chiến tranh xâm luợc sai lầm khi tham gia khối trục chống vớiĐồng Minh gây hao tốn sinh mạng,thiêt hại tàn phá đất nước Nhật.Những nổ lực,quyết tâm sắt đá đấy gian laocủa1 nước bại trận nhưng ý chí toàn dân rất vững vàng, đoàn kết 1 lòng,sống tiết kiệm ,làm việc cật lực để vượt qua đói nghèo do chiến tranh.[3]
-Việt :Chính Phủ và cán bộ hả hê say men chiến thắng,không lo khôi phục đất nước mà còn muốn thôn tính các nước lân bang như Lào ,Campuchia Hiện tượng công thần ,khuếch đại chiến thắng,huênh hoang trong lĩnh vực quân sự,kinh tế thì bỏ mặc cho nhóm cán bộ không hề có khả năng chuyên môn để soạn kế hoạch kinh tế ,cán bộ từ lớn đến nhỏ .kể công và đòi người dân phải đền đáp ,cướp đoạt tài sản của dân một cách công khai qua chủ trương của Đảng :gọi là đánh Tư Sản Mại bản nhưng chủ yếu là mặc tình vơ vét, đút vào túi tham không đáy.Trả thù người dân Miền Nam,ra sức cào bằng thành nghèo khổ như miền Bắc.Nhiều đoàn xe, tàu thủy ,xe lửa chở máy móc ,tài sản ,vật liệu từ Miền Nam ra Bắc, đa số chở vào nhà các cán bộ cao cấp, giai cấp tư bản đỏ với tài sản từ hàng trăm triệu USD đến Tỹ USD giai cấp Tư Bản Đỏ hay là Thực Dân Nội Điạ hình thành từ giai đoạn nầy..[4].Bên ngoài kêu gọi “Đoàn Kết, Đoàn Kết Đại Đoàn Kết”thật là hay ,bên trong thì trả thù đưa hàng chục ngàn Sỹ quan ,công chức Miền Nam đi lao động khổ sai dưới tên gọi mỷ miều “Học tập Cải Tạo”[5],cưởng ép gia đình có thân nhân tham gia chính quyền và quân đội củ đi “Vùng Kinh Tế Mới “ thực chất là để chiếm đoạt nhà cửa,tài sản và trả thù người dân Miền Nam.[6]


3) Biện pháp cải tổ xã hội sau chiến tranh :
-Nhât :Các xí nghiệp gần như hoang tàn sau chiến tranh đã được khôi phục và chuyển qua phục vụ đời sống cho người dân Nhật. Kỷ luật nghiêm minh được áp dụng,các kỷ sư ,công nhân lành nghề được trọng dụng, Về kỷ nghệ các lĩnh vực quan trọng như:Sắt thép,xe hơi,hàng không từ phục vụ quân sự đuợc chuyển sang phục vụ đời sống người dân.[7] Công cuộc tái thiết trở nên cấp bách . Đòi sống người dân Nhật giai đoạn nầy rất là kham khổ ,nhưng họ chịu đựng không hề than van.Chính sách kinh tế được nghiên cứu kỷ lưởng,xã hội được phục hồi nhanh chóng sau 10 năm [8].

-Việt : Sau chiến tranh Miền Nam tuy có thiêt hại do cuộc chiến gây ra, nhưng khi tổng thống Dương Van Minh kêu gọi đầu hàng thì các xí nghiêp ,cơ giới,tài nguyên,trang thiết bị còn nguyên vẹn đến 90%.Giai đoạn đầu khi tiếp thu thì chính quyền Cộng sản không thật tâm muốn cải tổ,tái thiết đất nước.Chính quyền chỉ lo đền ơn đáp nghiả cho những nhóm công thần .Kế hoạch kinh tế lạc hậu ,kỷ- luật không nghiêm minh, tham nhũng tràn lan , Đảng viên đứng trên pháp luật,nên khi phạm pháp không thể đưa ra xét xử như mọi công dân bình thường ! Nạn đục khoét công quỹ ngày một trầm trọng, xí nghiệp thì liên tục thua lổ ,còn giám đốc thì lại giàu to ! Nhiều giám đốc phát tài sau khi xí nghiệp bị phá sản vì mua máy móc,nguyên liệu khong sử dụng được !Trên 80% xí nghiệp quốc doanh khai lổ kéo dài 20 ,30 năm vẫn tiếp tục kinh doanh,lấy ngân sách quốc gia đài thọ khoản thua lổ!.[9]Công sức người dân bỏ ra trong lao động Xả Hội Chủ Nghỉa không phải là ít,nhưng đã bị lợi dụng để đem lại lơi nhuận cho túi riêng của các cán bộ Cộng sản có quyền mà thôi.Có thể nói mọi lĩnh vực trong kinh tế,giáo dục,Y tế,nông nghiệp,ngư nghiệp,lâm nghiệp thảy đều tụt hậu so với các nước trong khu vực hàng vài thập niên.

4) Phương thức kêu gọi đầu tư và vay vốn nước ngoài :
-Nhật :Thời điểm 1945 đầu tư của nước ngoài vào Nhật gần như không có. Vay vốn của Ngân hàng Thế Giới thì lúc cao điểm nhất cũng chưa quá 5%.[10]
-Việt: Vay vốn nước ngoài 7,8tỷ USD (12% tổng vốn đầu tư) và nước ngoài đầu tư trực tiếp là 10,8 tỷ USD (chiếm 17%).Nhưng số tiền vay nầy khi đưa vào công trình xây dựng hạ tầng cơ sở lại không được kiểm soát chăc chẻ dẩn đến tham ô hạng nặng, đục khoét công quỹ,móc ruột công trình.Năm 2005 có 1.000 công trình mới kiểm tra 2 công trình đã phát hiện tham ô là 67 tỷ đồng! Bình quân các công trình thực hiện hệ thống giao thông đã bị tham ô ,rút ruột 30% theo nhận định của Quốc Hội VN !!!

5) Đường lối ngoại giao:
-Nhật :Sau khi thua trận về Ngoại Giao Nhật phải đặt dưới sự kiểm soát của
Bộ Tổng Tư Lênh Liên Hợp Quốc và được khuyến cáo sửa đổi Hiến Pháp.
Tháng 1/1946 Nhật đưa ra bản dự thảo trong đó chủ quyền quốc gia thuộc về
Nhật hoàng . Nhưng do áp lực của quốc tế, Nhật phải thay đổi và ban hành hiến
pháp mới 13.tháng 5 năm 1947.Nhật Hoàng chỉ còn giử tước vị tượng trưng và Nhật
theo chế độ Đại Nghị .Ngày 8-tháng 9 năm 1951 sau Hội Nghị San Francisco Nhật
hoàn toàn phục hồi chủ quyền chính trị [11]
-Việt :Ngoài tham nhũng và lạc hậu .Chính quyền Cộng sản còn áp dụng chế độ Độc
đảng, độc tài ,khư khư ôm giử chủ thuyết Mác Lê,đi ngược với trào lưu của toàn thể
thế giới. Năm 1990 Đảng Cộng Sản Liên Sô ,nơi phát suất Cộng sản Quốc Tế sụp
đổ, kéo theo toàn bộ các nước Đông Âu gạt bỏ chế độ Cộng sản .Riêng Cộng Sản
Việt Nam thay vì cải tổ theo dường lối Dân Chủ Tự Do như các nước vừa kể,thì lại
câu kết với Trung Quốc để tiếp tục cai trị đất nước Việt Nam bằng một chế độ hà
khắc,tham nhũng tràn lan khiến 20 năm sau chiến tranh trở thành một trong những
nước nghèo nhất thế giới.!!!Mãi sau 1995 sau những cải tổ bắt buộc do áp lực quốc
tế thì tạm thời có mức tăng trưởng GDP 612 USD/năm /tính theo đầu người ( tài
liệu thống kê 2006) nhưng vẫn còn thua xa các nước đang phát triển trong khu vực
Đông Nam Á.

In the past decade the World Bank has supported 40 development projects in Vietnam. Since reengaging in Vietnam in 1993, the Bank has helped the government fight poverty by providing financing for agriculture, infrastructure, health programs, schools, and other essential needs.

Nhiều tài trợ của Ngân hàng Thế Giới nhằm xóa đói ,giảm nghèo nhưng đã đi vào túi riêng của cán bộ có quyền ! Trong thập niên qua trên 40 đề án do tài trợ quốc tế nhưng chẳng đem được kết quả nàocho người dân Việt Nam.

Since November 1993, the Bank has committed US$ 5 billion to Vietnam to help promote equitable growth and alleviate poverty.[12]
Tiền vay nợ của Ngân Hàng Thế Giới từ 1993 đến nay trên 5 tỷ USD chưa kể các khoản nợ khác,lấy ngân quỹ ở đâu để trả nợ.!!!

Phân tích về Kinh tế Việt Nam: cho ta thấy viển cảnh của đất nước trong vòng 20 năm tới như sau.
-Nếu theo tỹ lệ tăng trưởng 7,8 đến 8% năm thì năm 2004 VN đạt GDP 566 USD/đầu người,năm 2005 đạt GDP là 612 USD/đầu người thì đến năm 2026 tức là 20 năm tới VN mới đat múc tăng trưởng GDP phỏng chừng là 1662 USD/đầu người vẫn còn thua xa Philippnes lúc đó là GDP 2759 USD/đầu người !(xem tài liệu tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2005,2006)[13].
Việt Nam có nhiều cơ hội , được trợ giúp của quốc tế rất lớn hơn hẳn Nhật sau chiến tranh nhưng với 3 triệu đảng viên sở trường đụt khoét công quỹ,tham nhũng từ trên xuống duới thì nền kinh tế đất nước luôn là một nước Ăn Mày của các nước trên thế giới !!!(xem phần tài trợ của Quốc Tế cho VN và Phần nợ nước ngoài cua VN).
-Như vậy muốn đuợc bằng Thái Lan có GDP hiện nay là 2.577 xem chừng VN phải mất 30 năm ,chưa kể là trong thời gian đó các nước trong khu vực cũng tăng trưởng hàng năm,họ không đứng đó mà chờ ta!

6)Kết Luận :Qua những phân tích từng vấn đề , điều kiện liên quan đến 2 nước Nhật và Việt Nam sau khi chấm dứt chiến tranh ta rút được các đặc điểm nổi bật như sau:
-Việt Nam có được sự tài trợ trời cho của trên 3 triệu người Việt tỵ nạn mỗi năm trên 3 tỷ USD hơn hẳn Nhật lúc đó.
-Việt Nam có được sự trợ giúp của Quốc Tế như Liên Hợp Quốc,Ngân Hàng Thế Giới ,các tổ chức phi chính phủ, v.v… mỗi năm gần 3tỷ USD (tài trợ không hoàn lại ) hơn hẳn Nhật lúc đó.
-Đầu tư cuả các tập đoàn tư bản quốc tế vào Việt Nam rất lớn nhưng thực chất người dân VN,người lao động VN thì bị bóc lột nên nhiều cuộc đình công gần đây mỗi ngày hàng chục ngàn công nhân đình công.[14]
-Tài nguyên và khoán sản (dầu hoả ) củ VN rất phong phú hơn hẳn Nhật là nước nghèo về tài nguyên,khoán sản.
-Việt Nam có trên 3 triêu người ở Hải Ngoại,với hàng trăm ngàn chuyên gia,kỷ thuật gia tốt nghiệp đại học,sau đại học từ các trường đào tạo tiên tiến nhất thế giới nhưng số người về VN để canh tân đất nước thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay! Tại sao?

Nguyên Nhân và Hậu Quả :
Sở dỉ có cùng một hoàn cảnh như nhau,có những điều kiện giống nhau nhưng kết quả lại trái ngược nhau.Một nước sau chiến tranh có sự đồng tâm ,hiệp lực ,có nền Dân Chủ hửu hiệu,một chính phủ trong sạch biết lo cho dân thì trở nên cường quốc kinh tế đúng hàng thứ nhì Thế Giới.Một nước bị cai trị bởi một chế độ độc tài, độc đảng, mọi tiếng nói của người dân đều bị bóp nghẹt ,tệ nạn tham nhũng tràn lan đứng hàng nhất nhì thế giới thì làm sao đất nước tiến bộ được.Chính quyền thì hô hào chống tham nhủng, nhưng thực chất thì ai thi hành? Đâu thể nào dùng trùm tham nhủng để diệt tham nhủng đâu! [15]Phải do toàn dân ,chọn người trong sạch,thanh liêm ,có trình độ kiến thức cao ,tôn trọng Dân Chủ ,biết lắng nghe nguyện vọng, đề nghị của dân thì mới mong diệt trừ được Quốc nạn tham nhủng. Còn chế độ Độc Tài thì còn khổ nạn ,dẹp tan chế độ bạo quyền thì mới mong xây dựng một đất nước giàu mạnh,xây dựng một xả hội văn minh,tiến bộ để có thể ngẩng đầu với bè bạn năm châu.!


Tháng 9 2006

(xem phần tài liệu và trang web đính kèm )


[1] Tài Liêu tham khảo về thiệt hại trong Đệ Nhị Thế Chiến : http://www.vnn.vn/thechien2/2005/04/410627/http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/vatly/soluocvukhihatnhan.htm
[2] Hiệp định Geneve http://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_Æ°á»›c_Genève,_1954
Vai trò của TQ trong cuộc chiến Đông Dương http://groups.google.com.vn/group/soc.culture.vietnamese/browse_thread/thread/4cf8d0c2aa84e240/390cbc9258952d0b#390cbc9258952d0bhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Việt_Nam
[3] Nước Nhật sau Đệ Nhị Thế Chiến http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=jpqa&sid=915

[4] Tình hình Việt Nam hiện nay http://www.rfa.org/vietnamese/chuyenmuc/thutin/2006/03/02/ListernerForum_TNga/
http://www.tialia.com/showthread.php?s=9a4fa82ff5d8d648d1b5a8d94676e053&threadid=68602 ViệtNam Xâm lăng Campuchia 1978

[5] Chính sách tập trung Cải Tạo http://www.lmvntd.org/vndc0499/bai06.htm
[6] Chính sách cai trị cuả CSVN sau 1975 bài của Lâm Lể Trinh
http://www.tudongonluanvn.com/portal/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=3755

http://www.viettan.org/article.php3?id_article=2028 http://www.ykien.net/tm_nhandien.html 1 chính quyền phản động.
[7] Kinh Nghiệm Nhật bản và bài học VN http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2005/08/050803_japanforum.shtml
[8] Kinh tế Nhật sau chiến tranh : http://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch_sá»­_Nhật_Bản
Nhật Bản và chiến tranh VN của Sử gia Trần Gia Phụng .
http://xuquang.com/links/lichsu/tgp-nhatban.html
[9] Tài liệu báo chí trong nước nói về những năm đau khổ sau 1975
http://www.vietnamnet.vn/psks/2005/12/522781/
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=111252&ChannelID=89
[10] Kinh tế Nhật sau 1945 : http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=jpqa&sid=915
Tháng 8 năm 1945, Nhật Bản bại trận và đầu hàng vô điều kiện. Sau năm 1945, dưới sự giám sát của quân chiếm đóng, Nhật Bản chọn con đường xây dựng một quốc gia dân chủ chủ nghĩa. Và cuối cùng, trải qua muôn vàn khó khăn và mâu thuẫn, với sự cần cù và trình độ kỹ thuật xuất sắc có được bằng trí thông minh của mình, người Nhật đã đưa đất nước họ trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới.

[11] http://xuquang.com/links/lichsu/tgp-nhatban.html Tài liệu của Trần Gia Phụng :

Sau thế chiến thứ nhì, Nhật Bản thất trận. Ðất nước Nhật Bản kiệt quệ, hàng triệu người bị giết. Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái một cách trầm trọng. Năm 1947, hiến pháp mới của Nhật Bản ra đời, Nhật hoàng chỉ còn giữ tước vị tượng trưng, nước Nhật theo đại nghị chế. Ngày 8-9-1951, Nhật ký kết với Mỹ Hiệp ước Hoà bình và Phòng thủ chung tại San Francisco. Kể từ 1952, Nhật Bản hoàn toàn phục hồi chủ quyền chính trị, chỉ trừ quần đảo Ryukyu ở phía nam,
Từ thập niên 1980 trở đi, Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới sau Hoa Kỳ, trước các nước Tây Âu.

[12] http://www.un.org.vn/#top Tài liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc :The Millennium Development Goals and Vietnam’s Socio-EconomicDevelopment Plan 2006-2010..
http://www.worldbank.org.vn/ Tài liệu của World Bank cho Việt Nam vay.
http://www.imf.org/external/pubs/cat/longres.cfm?sk=18945.0 International Monetary Fund (Annual Progress Report)

[13] http://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Vietnam cho thấy VN nợ nước ngoài 14,69 Tỷ USDvà nhận tài trợ của Quốc tế mỗi năm 2,8 Tỷ USD và của người Việt Hải ngoại trên 3 tỷ USD/năm

[14] http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/02/18/vnpress_review_NNguyen/
Làn sóng đình công với qui mô lớn chưa từng có bắt đầu xảy ra hồi đầu năm ở Việt Nam, có những vụ qui tụ gần 5 vạn công nhân.
Trước làn sóng đình công lan rộng, theo Tuổi trẻ, Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM hôm 14/2 vừa qua đã gởi công văn tới các quận huyện, cảnh báo tình hình lãn công, đình công sẽ gia tăng trong tháng hai này và cả những tháng kế tiếp

[15] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060418_odameeting.shtml tham nhủng tai VN làm các nước quan ngại về tài trợ.